Thứ ba, 19/03/2024
(Thứ tư, 23/03/2022, 12:20 pm GMT+7)

NỘI QUY
ĐỊA ĐIỂM TIẾP CÔNG DÂN CỦA CÔNG AN TỈNH BẮC GIANG

I. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH

1. Xuất trình giấy tờ tùy thân; giấy giới thiệu; giấy ủy quyền (nếu có). Thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

2. Có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và các lực lượng thi hành công vụ tại Địa điểm tiếp công dân.

3. Công dân đến được tiếp theo thứ tự; trình bày ngắn gọn, trung thực sự việc, nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và tài liệu, chứng cứ chứng minh cho cán bộ tiếp công dân. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình.
Trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

4. Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung; không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để tố cáo sai sự thật, vu khống cho tổ chức, cá nhân; xúc phạm uy tín, danh dự của Cơ quan Nhà nước, cán bộ tiếp công dân, lực lượng thi hành công vụ tại Địa điểm tiếp công dân; gây mất an ninh trật tự, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan.

5. Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân.

6. Không được sử dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện khi đến Địa điểm tiếp công dân.

7. Không được can thiệp, dự, nghe việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người khác.

8. Hết giờ làm việc, công dân không được lưu lại Địa điểm tiếp công dân dưới bất kỳ hình thức nào.

II. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ TIẾP CÔNG DÂN

1. Khi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân phải mặc trang phục Công an nhân dân theo quy định của ngành.

2. Cán bộ tiếp công dân có trách nhiệm hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

3. Được quyền yêu cầu công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (đối với trường hợp được ủy quyền); yêu cầu công dân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ chứng minh nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

4. Có thái độ đúng mực, tôn trọng, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về công dân tố cáo theo quy định của pháp luật.

5. Giải thích, hướng dẫn cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết luận, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Đối với những nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Công an thì hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

6. Yêu cầu người vi phạm Nội quy tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, tạm thời dừng việc tiếp công dân hoặc đề nghị lực lượng chức năng lập biên bản về việc vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

(Trích Quyết định số 58/QĐ-CAT-PX05 ngày 17/3/2022 của Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang)
 

Công an tỉnh Bắc Giang

Ý kiến
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp